Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/widgets/widget.php on line 76

Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/widgets/adress.php on line 155

Warning: include_once(/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_pricing_table.php): failed to open stream: No such file or directory in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 45

Warning: include_once(): Failed opening '/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_pricing_table.php' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php74/lib/php') in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 45

Warning: include_once(/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_chartpie.php): failed to open stream: No such file or directory in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 59

Warning: include_once(): Failed opening '/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_chartpie.php' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php74/lib/php') in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 59

Warning: include_once(/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_flip_image.php): failed to open stream: No such file or directory in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 63

Warning: include_once(): Failed opening '/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_flip_image.php' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php74/lib/php') in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 63

Warning: include_once(/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_empty_spaces.php): failed to open stream: No such file or directory in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 79

Warning: include_once(): Failed opening '/home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/shortcode/wd_empty_spaces.php' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php74/lib/php') in /home/sotek/domains/sotek.vn/public_html/wp-content/plugins/wd-main-plugin/wd-main-plugin.php on line 79
Hỏi đáp về điện mặt trời – Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek https://www.sotek.vn Năng lượng vĩnh cửu từ thiên nhiên Mon, 18 Jan 2021 04:08:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống điện mặt trời https://www.sotek.vn/nhung-yeu-to-lam-anh-huong-den-hieu-suat-cau-he-thong-dien-mat-troi.html Mon, 18 Jan 2021 04:08:02 +0000 https://www.sotek.vn/?p=4133 Hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là quá trình biến đổi quang năng của mặt trời thành điện năng thông qua hệ thống pin mặt trời và tổn hao trong hệ thống điện mặt trời giống như “ kẻ thù “ khiến sụt giảm công suất điện hệ thống tạo ra.Hãy cùng Sotek […]

Bài viết Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống điện mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là quá trình biến đổi quang năng của mặt trời thành điện năng thông qua hệ thống pin mặt trời và tổn hao trong hệ thống điện mặt trời giống như “ kẻ thù “ khiến sụt giảm công suất điện hệ thống tạo ra.Hãy cùng Sotek tham khảo một vài yếu tố nhỏ có thể làm giảm hiệu năng của hệ thống điện mặt trời nhà bạn nhé!

Hệ thống điện mặt trời bị che nắng

Ngoài ra, một yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều đến tổn thất sản lượng của hệ thống NLMT chính là bóng che (shading).

Nguyên lý của hệ thống điện mặt trời mái nhà sử dụng năng lượng từ bức xạ mặt trời nên khi bị che bóng thì việc tổn thất sản lượng là điều tất yếu.

Bóng râm do cây cối và công trình hiện hữu gây ra

Bóng che hay bóng râm có thể đến từ yếu tố bên ngoài như cây cối hoặc công trình hiện hữu tại khu vực lắp pin.

Che bóng còn xảy ra ở dạng tương hỗ giữa các dãy pin trong một số thời điểm nhất định trong ngày (mặt trời mọc, mặt trời lặn).

Hiệu ứng che bóng lên một cell của tấm pin có thể gây sụt giảm công suất của tấm pin đó đến vài chục % do tác động của các diode chống ngược dòng của tấm pin.

Ngoài ra, hiện tượng che bóng còn có thể gây ra các hiệu ứng Mismatch hay quá nhiệt gây nguy hiểm cho thiết bị của chúng ta.

 Các tổn hao phía từ phía DC

Tổn hao do cáp DC

Cáp điện DC sẽ bao gồm cáp kết nối các tấm pin thành 1 chuỗi PV, từ các chuỗi về COB (nếu sử dụng String Inverter), hay từ các chuỗi về biến tần Inverter (khi sử dụng Central Inverter).Sự khác biệt về chiều dài hay kích thước cáp giữa các chuỗi có thể tạo ra sự khác nhau về sụt áp.

Tổn hao do đấu nối

Tại các vị trí đấu nối giữa các tấm pin mặt trời trong 1 chuỗi, từ PV tới COB hay về Inverter, tổn hao tại các vị trí trên cũng đáng kể nếu không tại điểm đấu nối không được đảm bảo.

Sụt áp, phát nóng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống.

Tổn hao do tấm pin năng lượng mặt trời

Gồm nhiều loại tổn hao như tổn hao do bụi bẩn, chất lượng tấm pin, nhiệt độ,..

VD: Nhiệt độ là yếu tố môi trường tác động mạnh vào điện áp của tấm pin. Nhiệt độ thấp sẽ làm tăng điện áp trong module và nhiệt độ cao thì làm giảm điện áp.

Ngoài ra, một hệ thống điện mặt trời nối lưới còn chịu ảnh hưởng từ nguồn lưới, sẽ có những tổn hao phụ khác, ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống.

 Các tổn hao phía AC

Hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng  Inverter để chuyển đổi năng lượng điện một chiều (DC) sang điện xoay chiều (AC).

Quá trình chuyển đổi này có sự tổn hao trên chính thiết bị biến tần.

Mặc dù các thế hệ Inverter hiện đại đã đạt hiệu suất chuyển đổi lên đến 99%, nhưng tổn thất trên các biến tần vẫn rất đáng kể và bao gồm một số yếu tố chính sau:

Tổn thất trong quá trình hoạt động (hiệu suất chuyển đổi)

Hiệu suất chuyển đổi của Inverter thay đổi theo một họ các đường cong hiệu suất theo điện áp hoạt động.

Điều này ảnh hưởng bởi các tổn hao nhiệt hay tổn thất đóng ngắt của các bộ IGBT, tổn thất do tự dùng của các inverter,…

Đường cong công suất của inverter

Tổn hao quá công suất DC hay clipping

Hệ thống năng lượng mặt trời thường được thiết kế với tỉ số DC/AC ở mức 1.25 – 1.3.

Điều này bắt nguồn từ việc công suất DC phát ra của hệ pin không phải lúc nào cũng ở công suất cực đại mà phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết.

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tổn hao trong trường hợp tỉ số DC/AC quá cao. Khi đó inverter chỉ phát lên phía AC với công suất đến định mức và lượng năng lượng còn lại không được sử dụng.

Tổn thất do ngưỡng điện áp

Chúng ta đã biết các inverter sử dụng nguyên lý dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) và tương ứng một dãy điện áp MPP của mỗi inverter.

Do điều kiện thời tiết hoặc do điều kiện thiết kế mà khi điện áp của chuỗi PV đấu nối vào inverter vượt ra khỏi ngưỡng điện áp MPP.

Hiệu suất của hệ thống sẽ suy giảm và khi đến một ngưỡng nhất định, inverter tự ngắt chuỗi PV do không đủ điện áp để hoạt động hoặc tự ngắt thiết bị để đảm bảo an toàn, gây ra tổn thất sản lượng của hệ thống.

Tổn hao trên cáp AC

Hệ thống cáp điện kết nối từ inverter đến tủ phân phối tổng hoặc đến trạm biến áp trung thế gây ra các tổn thất đáng kể do tỏa nhiệt và tổn thất điện áp trên cáp.

Tổn thất đấu nối

Tại các vị trí đấu nối cáp điện như là đấu nối cáp từ inverter đến tủ phân phối, tổn hao nhiệt và tổn thất điện áp trên các đầu cos đấu cáp cũng rất đáng kể nếu kết nối không đảm bảo chất lượng.

Một đầu cos không tiếp xúc tốt gây ra phát nóng, sụt áp đáng kể và tiềm ẩn nguy cơ sự cố gây nguy hiểm cho hệ thống.

Tủ điện hạ thế

Cáp điện hạ thế

Tổn thất trên các máy biến áp

Các hệ thống NLMT có sử dụng MBA nâng áp cần phải kể đến tổn hao trên các MBA này.

Tổn hao trên các MBA bao gồm tổn hao do sắt từ (tổn hao không tải) và tổn thất đồng (tổn hao có tải), sản lượng điện tổn hao do các MBA có thể lên đến 0.1% tổng sản lượng.

Bài viết Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống điện mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Điện mặt trời là gì? Những điều cần biết về điện năng lượng mặt trời https://www.sotek.vn/dien-mat-troi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-dien-nang-luong-mat-troi.html Fri, 15 Jan 2021 05:00:19 +0000 https://www.sotek.vn/?p=4121 Điện mặt trời là gì? Có những loại điện mặt trời nào? Cách thức hoạt động của điện mặt trời? Vài năm trở lại đây, điện mặt trời là một trong những chủ đề hot nhất và là từ khóa được tìm kiếm được quan tâm nhiều nhất. Sử dụng điện mặt trời trở thành […]

Bài viết Điện mặt trời là gì? Những điều cần biết về điện năng lượng mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Điện mặt trời là gì? Có những loại điện mặt trời nào? Cách thức hoạt động của điện mặt trời?

Vài năm trở lại đây, điện mặt trời là một trong những chủ đề hot nhất và là từ khóa được tìm kiếm được quan tâm nhiều nhất. Sử dụng điện mặt trời trở thành xu hướng năng lượng không chỉ được nhiều gia đình áp dụng mà rất nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên hiểu đúng bản chất điện mặt trời thì không phải ai cũng biết. Để giúp bạn dễ dàng định hình về điện mặt trời, hôm nay Sotek sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết quanh vấn đề này.

Điện mặt trời là gì?

Điện mặt trời, hay còn được gọi là điện năng lượng mặt trời, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1839 bởi Alexandre-Edmund Becquerel. Khi đó, Becquerel mới chỉ 19 tuổi và phát hiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới về năng lượng, đưa con người đến những đột phá mạnh mẽ về công nghệ điện mặt trời như hiện tại. 

Về bản chất, điện mặt trời là nguồn năng lượng điện được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời thông qua những tế bào quang điện. Các tế bào này sẽ tiếp nhận ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và tái tạo nó thành nguồn năng lượng điện. Nguồn năng lượng này có thể sử dụng tương thích cho tất cả những thiết bị máy móc sử dụng điện, tương tự như khi sử dụng điện thế quốc gia.

Điện mặt trời là nguồn điện được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời

Hiểu một cách đơn giản nhất, thủy điện là điện tạo ra từ nước, phong điện là điện tạo ra từ gió, nhiệt điện là điện tạo ra từ việc đốt nguyên liệu sinh nhiệt, và điện mặt trời chính là nguồn điện được tạo ra từ ánh sáng mặt trời.

Với những lợi ích to lớn từ giá trị kinh tế đến giá trị môi trường, hiện nay điện mặt trời đã trở thành nguồn điện năng được sử dụng rộng rãi toàn thế giới. Mặc dù chỉ đóng góp 2% và tổng sản lượng điện, thế nhưng điện mặt trời đã có thể đáp ứng đến 30% tổng sản lượng điện tiêu thụ toàn cầu.

Điện mặt trời có những loại nào?

Có nhiều cách để phân loại điện mặt trời. Tuy nhiên chúng ta có thể phân loại theo 2 cách sau đây:

Phân loại Điện mặt trời theo mô hình lắp đặt

Với cách phân loại này, điện mặt trời được chia thành 3 dạng cơ bản:

  • Điện mặt trời hòa lưới (On – grid): Đây là hệ thống điện mặt trời phổ biến nhất hiện nay. Khi sử dụng cách lắp đặt này, nguồn điện mặt trời sẽ được sử dụng song song với nguồn điện quốc gia. Điện năng tạo ra sẽ được sử dụng cho các thiết bị điện. Nếu điện mặt trời không đáp ứng đủ nhu cầu, thì sẽ lấy điện quốc gia để bổ sung vào. Ngược lại, nếu nguồn điện dư thừa thì sẽ được đẩy ra nguồn điện quốc gia và bán lại cho EVN. EVN sẽ chi trả mức tiền điện tương ứng cho chủ hộ theo quy định giá chính phủ đưa ra. Để thực hiện điều này, bạn sẽ sử dụng đồng hồ điện 2 chiều.
  • Điện mặt trời độc lập (Off – grid): Với cách lắp đặt này, bạn sẽ không cần phụ thuộc vào hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện được tạo ra từ hệ thống điện mặt trời sẽ được tích trữ vào các bình ắc quy để lưu trữ. Thường thì các doanh nghiệp sẽ chọn cách này. Bình ắc quy đó cũng sẽ được sử dụng cho các thiết bị cố định.
  • Điện mặt trời kết hợp (Hybrid): Đây là cách lắp đặt kết hợp cả 2 cách trên. Vừa kết nối thiết bị sử dụng trực tiếp, lại vừa có bình ắc quy trữ điện để sử dụng cho các nhu cầu cần thiết khác.

Điện mặt trời hòa lưới
Điện mặt trời hòa lưới được nhiều hộ gia đình sử dụng

Phân loại theo thiết kế giàn khung và giá đỡ

Nếu phân loại theo thiết kế giàn khung và giá đỡ, thì điện mặt trời sẽ có 2 loại cơ bản:

  • Điện mặt trời áp mái: Thiết này phổ biến nhất và chiếm đến 90% trong các dự án hiện nay. Mô hình áp mái phù hợp với những hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hay nhà xưởng. Nó giúp tiết kiệm tối đa diện tích thi công, chi phí cũng khá ổn định và hấp dẫn. Việc lắp đặt sẽ được thực hiện ngay trên các mái nhà, không cần thêm không gian khác cho hệ thống.
  • Điện mặt trời mặt đất: Mô hình này được triển khai dưới mặt đất và thường được triển khai trên diện rộng. Thiết kế này được các nhà đầu tư ưa chuộng và tính toán thiết kế sao cho sản lượng mang lại đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Cách thức hoạt động của điện mặt trời

Vấn đề tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu chính là cách thức hoạt động của hệ thống điện mặt trời. Nhìn chung, điện mặt trời hoạt động theo nguyên lý rất đơn giản.

Trước tiên là hệ thống pin năng lượng. Đây là những tấm pin  được làm từ silic tinh khiết. Chúng có 8 lớp và lớp bề mặt chứa nhiều cảm biến ánh sáng được làm từ diot quang. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp biến đổi ánh sáng thành điện năng. Lớp phủ trên cùng sẽ là một lớp polymer càng trong suốt càng tốt, càng giúp việc hấp thụ ánh sáng tốt hơn.

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời

Dòng điện được tạo ra từ những tấm pin năng lượng này sẽ là dòng điện 1 chiều. Sau đó nó sẽ được inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều và khi được kích chuẩn lên đến 220V thì sẽ trực tiếp hòa vào mạng lưới nhà nước hoặc tích lưu trữ trong ắc quy tùy theo mô hình lắp đặt. Nếu tích vào hệ thống lưới điện, thì nó sẽ được ưu tiên sử dụng trước và nếu không đủ thì sẽ sử dụng điện của mạng lưới. Còn nếu dư thì sẽ được chuyển ra mạng lưới điện, bán cho nhà nước.

Điện mặt trời có nhược điểm gì không?

Về các ưu điểm của điện mặt trời, có lẽ chúng ta không cần bàn đến nhiều nữa. Điều nhiều người quan tâm là hệ thống này có những hạn chế nào và liệu có nên sử dụng nó hay không. Việc nắm vững các ưu nhược điểm sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra chọn lựa hơn.

Dĩ nhiên, điện mặt trời cũng có một vài nhược điểm đáng kể:

  • Phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Trong những ngày nhiều mây hay mưa thì điện mặt trời khó có thể sản sinh điện và đáp ứng nhu cầu sử dụng vào ban đêm.
  • Sử dụng khá nhiều không gian. Ngoài mái nhà thì đôi khi nó còn cần được lắp đặt thêm vì nếu nhu cầu sử dụng nhiều thì mái nhà sẽ không đủ để tạo nên nguồn năng lượng cho các thiết bị hoạt động.

Điện mặt trời chỉ hoạt động tốt nhất dưới trời nắng

Tuy nhiên, với ỹ nghĩa môi trường to lớn cùng với việc tận dụng nguồn năng lượng thuần thiên nhiên, sạch 100%, chắc chắn điện mặt trời sẽ phát triển mạnh trong tương lai và những hạn chế sẽ dần được khắc phục. Ví dụ như người ta sẽ phát minh ra những tấm pin nhỏ nhưng thu được nhiệt lượng lớn chẳng hạn. Chúng ta có quyền kỳ vọng vào sự phát triển của ngành điện mặt trời cũng như có thể tự tin lắp đặt hệ thống này để sử dụng ngay từ bây giờ với những lợi ích mà nó mang đến.

Lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời

Việt Nam thuộc về một trong những khu vực có bức xạ mặt trời cao nhất thế giới. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời rất phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình cũng như hiệu quả sử dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xác định đúng không gian, diện tích lắp đặt tương ứng nhu cầu của mình
  • Cân nhắc về vấn đề bóng che để có hướng xử lý phù hợp, giúp các tấm pin mặt trời sản sinh được lượng điện tốt nhất
  • Chọn tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp, đảm bảo chất lượng, tuổi thọ
  • Chọn công nghệ biến tần phù hợp với mục đích đầu tư

Tất cả những vấn đề trên, bạn khó có thể tính toán và đưa ra lựa chọn phù hợp. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy chọn nhà thầu thi công uy tín, chất lượng. Họ sẽ khảo sát công trình trực tiếp, đưa ra những phương án tốt nhất cho bạn. Từ đó, bạn có thể an tâm nhất về chất lượng công trình cũng như có được sự hài lòng cao nhất.

Với những thông tin trên, Sotek hy vọng các bạn có thể hiểu sâu hơn về hệ thống điện mặt trời và có được quyết định lắp đặt sớm nhất. Cần liên hệ tư vấn thi công, hãy liên hệ gay đến chúng tôi để được giải đáp.

Bài viết Điện mặt trời là gì? Những điều cần biết về điện năng lượng mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Top 5 FAQs được hỏi nhiều nhất về điện năng lượng mặt trời https://www.sotek.vn/top-5-faqs-duoc-hoi-nhieu-nhat-ve-dien-nang-luong-mat-troi.html Wed, 13 Jan 2021 03:01:33 +0000 https://www.sotek.vn/?p=4103 Pin năng lượng mặt trời hiện nay không còn là sản phẩm quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, với những người không thực sự sành sỏi về năng lượng mặt trời sẽ luôn có những thắc mắc xoay quanh về vấn đề này? Hôm nay các bạn hãy cùng với […]

Bài viết Top 5 FAQs được hỏi nhiều nhất về điện năng lượng mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Pin năng lượng mặt trời hiện nay không còn là sản phẩm quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, với những người không thực sự sành sỏi về năng lượng mặt trời sẽ luôn có những thắc mắc xoay quanh về vấn đề này? Hôm nay các bạn hãy cùng với Sotek giải đáp thắc về Top 5 FAQs được hỏi nhiều nhất về điện năng lượng mặt trời nhé!

Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng NLMT còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư ?
Ngoài việc cắt giảm 1 phần đáng kể chi phí điện năng hằng tháng, hệ thống điện mặt trời còn mang đến các giá trị sau:
1. Giảm nóng cho phần mái nhà, giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái.
2. Tăng tính mỹ quan của tòa nhà, tăng giá trị bất động sản.
3. Nâng cao thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp khi tiên phong trong xu hướng sử dụng năng lượng sạch.
4. Giúp doanh nghiệp đạt các tín chỉ bảo vệ môi trường, giảm lượng CO2 trên đầu sản phẩm tạo ra để hỗ trợ các tiêu chuẩn xuất khẩu (cho xưởng sản xuất), tạo hình ảnh du lịch sinh thái, tăng lượng khách du lịch (resort, khách sạn, vườn bảo tồn, …)

Làm sao chúng tôi biết đã tiết kiệm được bao nhiêu điện khi sử dụng hệ thống NLMT ?
Theo các thông kê, cứ mỗi kW lắp đặt sẽ cho ra khoảng 3 – 4kWh/ngày (trong miền Nam) hoặc từ 3 – 3,5 kWh/ngày (trong khu vực miền Bắc). Có 2 cách để giám sát. Thứ nhất, chúng tôi có thể gắn 1 công tơ điện tại đầu ra của inverter, công tơ này sẽ đo đếm toàn bộ lượng điện cộng dồn mà hệ thống năng lượng mặt trời đã sản sinh ra. Từ đó chủ hộ gia đình (xưởng, doanh nghiệp) sẽ biết mình đã tiết kiệm được bao nhiêu. Cách thứ 2, chúng tôi gắn một thiết bị giám sát bằng WIFI, thiết bị này sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu vận hành của hệ thống và up lên website, chủ sở hữu sau khi lập một tài khoản trên website có thể giám sát các thông số vận hành (sản lượng trong ngày, tháng, năm, công suất đỉnh, …) tại bất kỳ nơi đâu thông qua internet.

Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
Các tấm pin mặt trời được gắn trên phần mái của tòa nhà (xưởng, khách sạn, ..), khi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện AC chuẩn với lưới điện (220V – 1 pha hoặc 380V-3pha). Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải trong tòa nhà.

Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thể sử dụng vào buổi tối.
Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm

Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?
Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, người sử dụng có thể lắp đặt một lần rồi “quên”. Tuy nhiên, người sử dụng cần thường xuyên vệ sinh bề mặt các tấm pin năng lượng mặt trời để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

Bài viết Top 5 FAQs được hỏi nhiều nhất về điện năng lượng mặt trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Điện mặt trời liệu có an toàn không ? https://www.sotek.vn/dien-mat-troi-lieu-co-an-toan-khong.html Fri, 08 Jan 2021 04:19:54 +0000 https://www.sotek.vn/?p=3949 Một trong những lợi ích lớn nhất mà điện mặt trời  mang lại cho người sử dụng, chính là chủ động cung cấp nguồn điện cho người sử dụng mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên cũng có không ít người thắc mắc, việc sử dụng hệ thống […]

Bài viết Điện mặt trời liệu có an toàn không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>

Một trong những lợi ích lớn nhất mà điện mặt trời  mang lại cho người sử dụng, chính là chủ động cung cấp nguồn điện cho người sử dụng mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên cũng có không ít người thắc mắc, việc sử dụng hệ thống này có đảm bảo an toàn không? Dưới đây là giải đáp được ghi nhận từ các chuyên gia đầu ngành. Cùng Sotek.vn tìm hiểu ngay nhé.

Trong quá trình tư vấn, lắp đặt hệ thống điện mặt trời , đội ngũ chuyên gia cũng như kỹ thuật viên của Sotek nhận được không ít băn khoăn của người tiêu dùng về một số vấn đề liên quan đến điện mặt trời, chẳng hạn như: điên mặt trời có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không, khi gặp sấm sét có nguy hại không…Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Sử dụng điện mặt trời  có an toàn không?

Ở thời điểm hiện tại, đa phần người dùng đều chọn lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới, nghĩa là điện được sản sinh nhờ điện quang chuyển đổi thành điện năng sẽ được kết nối để hòa vào lưới điện quốc gia. Để biết được sử dụng hệ thống này có an toàn hay không, quý vị cần hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống này.

– Đầu tiên tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời, sau đó chuyển đổi điện quang thành điện năng 1 chiều. Dòng điện 1 chiều này sau khi đi qua bộ hòa lưới sẽ được chuyển thành dòng điện 2 chiều cùng pha, cùng tần số với lưới điện quốc gia. Tiếp đến dòng điện này sẽ chạy đến tủ điện để cung cấp điện năng cho các thiết bị.

– Trong các thiết bị của hệ thống điện mặt trời hòa lưới này, quan trọng nhất vẫn là tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới, tủ điện…Tất cả chúng đều được sản xuất theo tiêu chuẩn, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Lưu ý, trường hợp này chỉ đúng nếu quý khách lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ uy tín. Với những sản phẩm trôi nổi trên thị trường, tính an toàn khi sử dụng tương đối thấp.

– Hơn nữa, quá trình thi công điện mặt trời, quá trình lắp đặt công tơ 2 chiều, đấu nối với lưới điện quốc gia…phải đảm bảo an toàn và được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Do đó tay nghề của kỹ thuật viên cũng cực kỳ quan trọng.

Điện mặt trời có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Về lý thuyết điện mặt trời an toàn cho người sử dụng. Trên thực tế, các nghiên cứu của châu Âu cũng chưa có phát hiện nào xảy ra đến sức khỏe con người liên quan đến điện mặt trời. Hơn nữa trong quá trình thi công, Sotek cũng chưa từng ghi nhận những trường hợp điện mặt trời ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Chính vì vậy quý vị hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng hệ thống này, bởi đây không đơn thuần chỉ là giải pháp tiết kiệm điện, mà còn là là phương pháp chống nóng cực kỳ hữu hiệu. Trong khi đó  là khu vực có nền nhiệt tương đối cao, nên việc chống nóng là điều cần thiết.

Điện mặt trời có nguy hiểm khi có sấm sét không?

Điện mặt trời phần lớn được lắp đặt ở khu vực mái nhà – Nơi có vị trí không quá cao, do đó khả năng bị sét đánh tương đối thấp.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, có thể sử dụng thêm kim thu lôi truyền thống hoặc kim phân tán sét, đặt ở vị trí trên mái nhà cũng mang đến hiệu quả cao. Hơn nữa theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành, khi có mưa bão, sấm sét xảy ra, tốt nhất nên rút hết các thiết bị điện trong nhà từ tivi, ấm siêu tốc, sạc điện thoại…để đảm bảo an toàn tốt nhất.

Thi công điện mặt trời ở đâu uy tín?

Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều đơn vị cung ứng sản phẩm/dịch vụ điện mặt trời, người tiêu dùng có thể cân nhắc để chọn lựa. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, điện mặt trời trên lý thuyết là an toàn nhưng nếu quý vị chọn sản phẩm trôi nổi của đơn vị không uy tín và thi công bởi những người non kinh nghiệm, chắc chắn vấn đề an toàn rất khó được đảm bảo. Chính vì vậy, chọn nhà cung cấp uy tín là điều cực kỳ quan trọng.

Sotek là một trong những đơn vị uy tín như thế, tất cả các sản phẩm do đơn vị cung cấp đều được nhập chính hãng từ các thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có phiếu bảo hành chính hãng để khách hàng yên tâm sử dụng.

Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật viên của đơn vị có chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công điện mặt trời. Do đó, quá trình thi công luôn đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng.

Quý khách có nhu cầu thi công điện mặt trời, liên hệ đến Sotek theo đầu số 0933 365 989 để được hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ tư vấn viên và chuyên gia của đơn vị sẵn sàng tiếp nhận những cuộc gọi từ quý khách.

Bài viết Điện mặt trời liệu có an toàn không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời cho những dự án lớn https://www.sotek.vn/lua-chon-nha-cung-cap-dien-mat-troi-cho-nhung-du-an-lon.html Mon, 04 Jan 2021 04:53:45 +0000 https://www.sotek.vn/?p=3924 Thực tế cho thấy rằng, số lượng nhà cung cấp thiết bị lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có đủ tiềm lực về tài chính đủ mạnh để dự trữ sẵn nguồn thiết bị chất lượng, cung cấp ngay khi khách hàng […]

Bài viết Lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời cho những dự án lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Thực tế cho thấy rằng, số lượng nhà cung cấp thiết bị lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có đủ tiềm lực về tài chính đủ mạnh để dự trữ sẵn nguồn thiết bị chất lượng, cung cấp ngay khi khách hàng có nhu cầu triển khai dự án. Nhà cung cấp có năng lực tốt sẽ đảm bảo nguồn cung thiết bị đầy đủ để hoàn thành các dự án lớn đúng tiến độ. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ chủ đầu tư các dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống, dự toán sản lượng điện, giám sát thi công để giảm chi phí đầu tư và giúp khách hàng an tâm hơn về hiệu quả dự án.

Nhà cung cấp thiết bị uy tín, giàu kinh nghiệm

Năng lực và kinh nghiệm của nhà cung cấp thiết bị sẽ giúp chủ đầu tư tối ưu hóa chi phí nguồn vốn bỏ ra nhưng vẫn mang lại hiệu quả vượt trội cho dự án, đảm bảo sản lượng cao, hệ thống vận hành ổn định trong suốt 30 năm. Ngoài các sản phẩm tấm pin và inverter, nhà cung cấp lớn còn mang đến những thiết bị ngoại vi chất lượng như: tủ điện DC/AC, Junction box, dây cáp, hệ thống rail nhôm, máng cáp… đáp ứng tiêu chuẩn cao. Tất cả các thiết bị đều được bảo hành chính hãng và xử lý nhanh chóng khi có lỗi kỹ thuật phát sinh, giảm thiểu tối đa thời gian dừng hoạt động, tránh ảnh hưởng đến sản lượng điện phát ra của hệ thống.

nha-cung-cap-thiet-bi-dien-mat-troi-h2299
Nhà cung cấp thiết bị uy tín sẽ giúp tối ưu chất lượng dự án

Ngoài ra, chọn đúng nhà cung cấp thiết bị uy tín còn giúp khách hàng và nhà đầu tư có thêm những dịch vụ hỗ trợ khác như: thiết kế hệ thống theo đúng nhu cầu và dự toán được trước sản lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư; giám sát thi công đảm bảo hệ thống được lắp đặt đúng theo thiết kế; dịch vụ giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống; đại diện chủ đầu tư thực hiện thỏa thuận đấu nối lưới với EVN. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả của dự án mà không phải lo lắng về các công tác triển khai nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về mảng điện mặt trời.

Sản phẩm chính hãng, chất lượng và công nghệ toàn cầu

Nguồn thiết bị chất lượng chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án, đặc biệt là về tấm pin và inverter. Đối với tấm pin nên lựa chọn những thương hiệu uy tín, nằm trong nhóm Tier 1 nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời; top 5 thế giới về sản lượng; sản xuất 100% bằng robot và tích hợp nhiều công nghệ hiện đại mang đến hiệu suất cao cho tấm pin như: Split module, Half-cut cells, PERC, 9 Busbars… Về inverter hòa lưới, khách hàng cũng nên chọn những thương hiệu lớn, được đánh giá cao trên toàn cầu với hiệu suất hoạt động từ 98% trở lên, đã được lắp đặt hàng trăm MW tại Việt Nam, đảm bảo 100% đạt chuẩn kỹ thuật nối lưới của EVN.

 Nhà cung cấp thiết bị điện mặt trời toàn diện

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa và điện mặt trời, cung cấp thiết bị và triển khai hơn 2.000 hệ thống có tổng công suất gần 500MWp, Sotek không chỉ được biết đến là tổng thầu EPC chuyên nghiệp mà còn là nhà cung cấp thiết bị trọn gói cho nhiều dự án điện mặt trời mái nhà lớn. Cùng với đó là Hệ sinh thái toàn diện về cơ sở vật chất quy mô lớn, hệ thống các sản phẩm và giải pháp chuyên biệt, đội ngũ nhân sự, kỹ sư chuyên môn cao luôn mang đến sự hiệu quả, thỏa mãn mong đợi của khách hàng.

Sotek hiện đang hợp tác chiến lược cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới về điện mặt trời, phân phối ra thị trường các dòng sản phẩm: tấm pin Canadian Solar top 1 thế giới về chất lượng, hiệu suất/giá; inverter hòa lưới INVT, SMA, Sungrow công suất từ 3 – 110kW đáp ứng mọi phân khúc khách hàng. Tất cả sản phẩm đều có đầy đủ CO, CQ, bảo hành chính hãng tại Việt Nam

Dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt chỉ có tại Sotek

Ngoài việc cung cấp nguồn thiết bị chất lượng, với đội ngũ 350 nhân viên, 41% kỹ sư được đào tạo chuyên ngành điện năng lượng tái tạo, kinh nghiệm cung cấp, lắp đặt hàng ngàn hệ thống, Sotek còn mang đến 3 gói dịch vụ hỗ trợ đặc biệt giúp gia tăng hiệu quả và sự an tâm cho đối tác, nhà đầu tư lắp điện mặt trời. Bằng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, 3 gói dịch vụ thiết kế, giám sát thi công và dịch vụ giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống sẽ được Sotek cung cấp ngay khi khách hàng có nhu cầu.

Quý doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn đặt mua thiết bị điện mặt trời, kết nối ngay với Sotek, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng, kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng.

Bài viết Lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời cho những dự án lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Điện mặt trời có hoạt động vào ban đêm? https://www.sotek.vn/dien-mat-troi-co-hoat-dong-vao-ban-dem.html Sat, 19 Dec 2020 03:20:32 +0000 https://www.sotek.vn/?p=3712 Các tấm pin mặt trời cần ánh sáng mặt trời để tạo ra điện – chúng không hoạt động vào ban đêm, nên câu hỏi lúc này được đặt ra là “làm cách nào để các hệ thống điện mặt trời cung cấp điện vào ban đêm khi không có nắng?” – Sẽ có hai […]

Bài viết Điện mặt trời có hoạt động vào ban đêm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Các tấm pin mặt trời cần ánh sáng mặt trời để tạo ra điện – chúng không hoạt động vào ban đêm, nên câu hỏi lúc này được đặt ra là “làm cách nào để các hệ thống điện mặt trời cung cấp điện vào ban đêm khi không có nắng?” – Sẽ có hai giải pháp để giải quyết vấn đề này. Cơ chế bù trừ điện năng (net metering) và ắc quy lưu trữ điện mặt trời cho phép hệ thống năng lượng mặt trời của bạn có thể lưu trữ đi để cung cấp vào ban đêm khi chúng không hoạt động sản xuất. Nhờ tích hợp nối lưới hoặc kết hợp pin lưu trữ điện mặt trời sẽ giúp bộ máy phát điện PV của bạn cung cấp điện bền vững suốt cả ngày.

Những ngày nhiều mây pin mặt trời có hoạt động tốt không?

Câu trả lời ngắn gọn là các tấm pin năng lượng mặt trời vẫn hoạt động sản xuất điện vào những ngày nhiều mây. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là chúng sẽ không hoạt động hiệu quả bằng những ngày nắng đẹp. Phạm vi ước tính trong những ngày nhiều mây mịt mù, sẽ tạo ra khoảng 10 – 25% sản lượng điện của mức bình thường. Vậy nên vào những ngày nhiều mây hệ thống điện mặt trời vẫn tạo ra điện nhưng hiệu quả giảm đáng kể.

Tuy nhiên điều này không thành vấn đề, tại thành phố San Francisco của Mỹ là một nơi quanh năm thường xuyên có sương mù và mây nhưng họ đang là một trong những thành phố hàng đầu về ứng dụng năng lượng mặt trời, bởi ở một nước phát triển như Mỹ chi phí điện là rất cao nên việc lắp đặt hệ thống PV nơi đây là rất cần thiết với người dân.

Hơn nữa, trong một số trường hợp vào những ngày nhiều mây thời tiết sẽ mát mẻ hơn cũng giúp các tấm pin sản xuất điện tốt hơn (điện áp tỷ lệ nghịch với nhiệt độ). Do đó, hệ thống cũng có thể được bù trừ một phần nào đó tổn thất.

Cơ chế bù trừ điện của điện mặt trời

Một trong những lý do lớn nhất mà phần lớn người dùng muốn xây dựng dự án điện năng lượng mặt trời chính là cơ chế bù trừ điện năng. Hiểu một cách đơn giản cơ chế bù trừ điện năng là khi hệ thống điện PV của bạn sản xuất vượt mức so với nhu cầu tiêu thụ của bạn thì lượng điện dư thừa sẽ được đưa lên lưới điện và công ty điện lực sẽ bù trừ cho hoá đơn điện của bạn vào cuối tháng. Hiểu theo một cách khác nữa là dự án điện năng lượng mặt trời có thể đem đến thu nhập cho bạn.

Cơ chế bù trừ điện năng chỉ áp dụng đối với hệ thống điện mặt trời hoà lưới, tức là có kết nối với lưới điện quốc gia. Kết nối này cho phép bạn luôn đảm bảo lượng điện để sử dụng quanh năm suốt tháng, vào những ngày thời tiết xấu làm cho sản lượng điện mặt trời bị thiếu hụt bạn có thể nhận điện từ lưới điện để sử dụng hoặc vào những ngày nắng đẹp sản lượng dư thừa có thể đưa lại lên lưới điện để bù trừ, đây là một phương pháp khá là khoa học và tiện lợi.

Nhược điểm duy nhất của hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới là phải phụ thuộc vào công ty điện lực. Có những ngày họ thông báo ngừng cấp điện để bảo trì hoặc sửa chữa thiết bị thì bạn cũng sẽ bị ngưng cấp điện, hoặc vị trí bạn lắp đặt là nơi vùng sâu xa (nương rẫy, rừng…) không có mạng điện quốc gia thì chắc chắn sẽ không thể hoà lưới được.

Bài viết Điện mặt trời có hoạt động vào ban đêm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Điện mặt trời hoạt động như thế nào https://www.sotek.vn/dien-mat-troi-hoat-dong-nhu-the-nao.html Fri, 18 Dec 2020 10:56:58 +0000 https://www.sotek.vn/?p=3705 Chào các bạn, bài viết này đơn giản là để cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc của pin năng lượng mặt trời. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản thì bài viết này là một trong những nội dung nên đọc đầu […]

Bài viết Điện mặt trời hoạt động như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Chào các bạn, bài viết này đơn giản là để cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc của pin năng lượng mặt trời. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản thì bài viết này là một trong những nội dung nên đọc đầu tiên.

Trong bài viết này ta sẽ không giải thích lại pin năng lượng mặt trời là gì, mà sẽ đi chi tiết vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Các bạn hãy cùng Sotek tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống điện mặt trời là gì ?

Trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về hệ thống năng lượng điện mặt trời để mọi người biết rõ hơn. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo mà nước ta và các nước phát triển trên thế giới đang cùng nhau khai thác. Trong tương lai gần năng lượng mặt trời hứa hẹn là nguồn năng lượng chủ chốt của thế giới.

Điện mặt trời là nguồn điện được chuyển hóa từ ánh nắng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng. Dựa trên hiệu ứng quang điện của các chất bán dẫn bên trong tấm pin mặt trời. Để khai thác được nguồn năng lượng mặt trời chúng ta kết nối nhiều thiết bị lại tạo thành một hệ thống điện mặt trời. Từ đó biến đổi quang năng của mặt trời thành điện năng cung cấp cho quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người.

Cấu tạo của điện mặt trời

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của điện mặt trời chúng ta phải biết được cấu tạo của nó. Mỗi bộ phận đóng một vai trò khác nhau và không thể thay thế. Tất cả tạo thành một hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả nhất. Vậy cầu tạo của điện mặt trời bao gồm các bộ phận sau.

  • Hệ thống pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là pin quang điện. Các tấm pin mặt trời có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Sau đó cung cấp nguồn điện cho cả hệ thống hoạt động.
  • Sạc năng lượng mặt trời: Hệ thống sạc NLMT có nhiệm vụ đảm bảo sạc năng lượng từ pin mặt trời sang hệ thống ắc quy. Sao cho các bình ắc quy không bị sạc quá tải cũng như không bị xả quá sâu. Giúp cho ắc quy cũng như hệ thống hoạt động tốt hơn và nâng cao tuổi thọ.
  • Inverter chuyển đổi nguôn điện: Thiết bị inverter có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều của pin mặt trời sang điện xoay chiều sin chuẩn 220v.
  • Hệ thông ắc quy lưu trữ: Các bình ắc quy sử dụng để lưu trữ nguồn điện. Sau đó cung cấp cho các tải tiêu thụ khi điện lưới bị mất hoặc hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện mặt trời

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời nhìn chung khá đơn giản. Nhìn vào cấu tạo của nó chúng ta thấy được nguyên lý điện mặt trời của hệ thống. Đầu tiên hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà, vách tường hoặc những nơi thuận lợi để tiếp thu nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào pin mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện.

Dòng điện một chiều này sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi dòng điện kích lên thành dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện được kích lên thành điện xoay chiều sin chuẩn 220v có cùng công suất và tần số với điện lưới. Thì thông qua sạc NLMT sẽ sạc đầy hệ thống ắc quy lưu trữ. Sau đó trực tiếp hòa vào điện lưới nhà nước. Cả hai nguồn điện sẽ song song cung cấp điện cho các tải tiêu thụ điện. Tuy nhiên sẽ ưu tiên sử dụng điện mặt trời. Chỉ khi điện mặt trời không sản sinh đủ cung cấp cho hệ thống thì các tải tiêu thụ mới nhận điện từ điện lưới.

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời hòa lưới

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời hòa lưới

Lợi ích của điện mặt trời

Nguyên lý của điện mặt trời hoạt động nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên lợi ích mà điện mặt trời mang lại thì rất to lớn. Vậy bạn đã biết được những lợi ích cụ thể nào của điện mặt trời rồi ?.

  • Tiết kiệm đến hơn 90% chi phí điện năng hàng tháng cho quá trình sinh hoạt và sản xuất.
  • Lắp đặt và sử dụng điện mặt trời. Bạn sẽ có được một hệ thống điện cực an toàn và rất ổn định. Không còn lo tình trạng điện chập chờn hay cúp điện thất thường nữa.
  • Với hệ thống điện mặt trời lắp đặt một lần chúng ta có thể sử dụng lên đến hơn 35 năm.
  • Trong quá trình sử dụng điện mặt trời chúng ta không mất bất kỳ chi phí bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống nào.
  • Lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp nâng tầm ngôi nhà, doanh nghiệp của bạn lên. Ngôi nhà sẽ trở nên hiện đại và sang trọng hơn với hệ thống pin mặt trời.
  • Ngoài mang nhiều lợi ích kinh tế. Điện mặt trời còn góp phần bảo vệ môi trường. Làm giảm bớt ô nhiễm nguồn không khí. Nó làm giảm quá trình hiệu ứng nhà kính. Góp phần bảo vệ môi trường xanh cho thế hệ tương lai.

Bài viết Điện mặt trời hoạt động như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>
Loại pin mặt trời nào là phù hợp nhất cho ngôi nhà bạn? https://www.sotek.vn/loai-pin-mat-troi-nao-la-phu-hop-nhat-cho-ngoi-nha-ban.html Thu, 17 Dec 2020 03:54:44 +0000 https://www.sotek.vn/?p=3608 Hiện tại, đa số các loại pin năng lượng mặt trời hiện có thể sử dụng đều thuộc một trong 2 loại: mono (đơn tinh thể), poly (đa tinh thể) . Những tấm pin mặt trời này khác nhau về cách chúng được tạo ra, hình dạng, hiệu suất, giá thành và cách lắp đặt. Tùy thuộc […]

Bài viết Loại pin mặt trời nào là phù hợp nhất cho ngôi nhà bạn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>

Hiện tại, đa số các loại pin năng lượng mặt trời hiện có thể sử dụng đều thuộc một trong 2 loại: mono (đơn tinh thể)poly (đa tinh thể) . Những tấm pin mặt trời này khác nhau về cách chúng được tạo ra, hình dạng, hiệu suất, giá thành và cách lắp đặt.

Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn một loại phù hợp nhất.

 

Các loại tấm pin mặt trời chính

Có 2 loại pin mặt trời chính: monopoly  . Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và loại pin năng lượng mặt trời phù hợp nhất cho việc lắp đặt của bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như tài chính của bạn và đặc điểm của hệ thống mong muốn.

Bảng so sánh pin mặt trời Mono và Poly

 

Pin Mono Pin Poly
Giá Đắt hơn (vì sử dụng chủ yếu silic dạng ống, tinh khiết) Ít tốn kém (với nhiều đột phá trong công nghệ sản xuất nên hiệu suất ngày càng cải thiện, giá thành thấp hơn Mono)
Hiệu suất Hiệu quả hơn Kém hơn
Tính thẩm mỹ Các tấm năng lượng có màu đen, giữa các tế bào có khoảng trống màu trắng Tấm năng lượng có màu xanh hoặc xanh đậm
Tuổi thọ Trên 25 năm Trên 25 năm
Các nhà sản xuất chính Canadian Solar

SunPower

LG

Hyundai

SolarWorld

Hanwha

Kyocera

Hyundai

SolarWorldTrina

 

Về hiệu suất

Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể (Mono Crystallie) là cao hơn so với poly-crystalline. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến ở khoảng 16% và 17%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell mô-đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể cơ bản giống nhau.  Nghĩa là cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh ra gần như nhau.

Về góc độ kinh tế

Bạn có thể căn cứ vào khả năng đầu tư tài chính và nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của mình để lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch đầu tư bổ sung hàng năm cho hệ thống điện mặt trời theo khả năng tài chính của mình, cho đến khi hệ thống điện mặt trời của bạn sản xuất đủ lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không cần vào lưới điện quốc gia, thậm chí có thể dư thừa bán ngược lại điện lên lưới cho nhà nước.

Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ bạn bị mất điện và hoàn toàn không phải trả tiền điện hàng tháng. Hệ thống được khấu hao hàng ngày, về độ bền trên thực tế, hầu hết các pin mặt trời lắp đặt cách đây 20 năm về trước vẫn làm việc tốt cho đến nay và đạt hiệu suất  trên 95% với công suất thiết kế ban đầu.

Về không gian

Nếu như nhà bạn là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế, tiếp xúc với mặt trời nhỏ hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có nhiệu suất cao hơn. Ngược lại nếu nhà bạn có không gian rộng thì bạn có thể sử dụng pin poly, nó có thể tiết kiệm cho bạn thêm một khoản tài chính.

Nếu bạn muốn lắp đặt một hệ thống pin năng lượng mặt trời hiệu quả và phù hợp nhất thì tấm pin năng lượng mặt trời của bạn thường phải được lắp đặt trên nóc nhà, xây dựng trạm độc lập, cột, vách tường kính… Quan trọng là để tấm pin của bạn nhận được trực tiếp nhiều năng lượng mặt trời nhất từ trái đất có thể trong mọi điều kiện về môi trường, không gian và thời gian. Đảm bảo hệ thống luôn tiếp nhận năng lượng mặt trời được hiệu quả tối đa quanh năm. Dàn năng lượng mặt trời công suất đạt tối đa khi đặt vuông góc với ánh sáng mặt trời trực tiếp dưới mặt trời lúc nắng trưa hè. Loại bỏ tất cả các vật cản ngăn chặn ánh sáng mặt trời tới các tấm pin mặt trời: cây cối, tòa nhà cao tầng…. Bạn theo dõi đường đi của mặt trời trên bầu trời để xác định vị trí và hướng tối ưu cho vị trí lắp đặt các tấm pin. Nếu không dàn pin mặt trời của bạn sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể.

Loại pin mặt trời nào tốt nhất để lắp đặt?

Khi tiến hành chọn loại pin năng lượng mặt trời để lắp đặt bạn phải quyết định dựa theo yếu tố tài chính, tình hình thực địa và vị trí lắp đặt. Mỗi loại mono, poly đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Chủ sở hữu có mặt bằng lớn, nhiều không gian cho các tấm pin mặt trời có thể chọn lắp đặt các tấm poly có hiệu suất trung bình với chi phí thấp hơn. Nếu bạn có không gian hạn chế bạn có thể chọn lắp đặt các tấm pin mặt trời mono, hiệu suất cao hơn.

Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới việc loại loại pin. Trong thực tế, pin mặt trời mono tốt hơn pin poly ở hiệu suất chuyển đổi ở những nơi có bức xạ mặt trời yếu (khoảng 3.8 – 4.8kWh/m2/ngày). Khu phía miền Nam nước ta có cường độ bức xạ mặt trời cao nhất cả nước (từ 4.8 – 5.6kWh/m2/ngày), và miền Bắc là  (từ 3.8 – 4.7kWh/m2/ngày). Ngoài ra, miền Nam có nhiệt độ cao hơn nên phải tính tới yếu tố suy giảm hiệu suất do nhiệt độ. Thêm nữa  là yếu chi phí đầu tư cho hệ thống sử dụng pin poly thấp hơn. Vì vậy, pin poly nên sử dụng ở miền Nam và mono nên sử dụng ở miền Bắc.

cac-loai-pin-mat-troi-h8-174                                                           cac-loai-pin-mat-troi-h9-174

 

Bài viết Loại pin mặt trời nào là phù hợp nhất cho ngôi nhà bạn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điện Năng Lượng Mặt Trời Sotek.

]]>